Nguyên nhân nào dẫn đến chứng hôi miệng?
17:31 - 20/11/2018
Hôi miệng có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Không những nó gây ra phiền toái cho những ai gặp phải tình trạng này, mà nó còn phản ánh rất nhiều bệnh tật kèm theo. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến chúng ta bị hôi miệng? ...
1. Không đảm bảo vệ sinh răng miệng
Việc thường xuyên không vệ sinh răng miệng, hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra chứng hôi miệng. Việc đánh răng không đúng cách, không đủ kỹ lưỡng lâu ngày sẽ hình thành các mảng bám. Cặn thức ăn đọng lại ở các khe răng nếu như không được lấy đi hằng ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi một cách nhanh chóng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng hôi miệng. Bên cạnh đó, các loại vi khuẩn gây hôi miệng tích tụ ngày càng nhiều khiến tình trạng “rau mùi” thêm nghiêm trọng.
2. Ăn các loại thức ăn nặng mùi
Khi ăn các loại thực phẩm hơi nặng mùi đều có thể gây hôi miệng. Chẳng hạn khi bạn tiêu thụ nhiều hành, tỏi, phô mai,… trong thời gian liên tục mà lại kém vệ sinh răng miệng thì không thể tránh khỏi việc hơi thở bốc mùi khó chịu. Không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn các thực phẩm này, nhưng nên hạn chế lượng ăn. Đặc biệt, sau khi ăn các loại thực phẩm này thì phải súc miệng, đánh răng kĩ hơn bình thường. Hoặc có thể cho ăn các thực phẩm khác có tác dụng giảm mùi ngay sau đó.
3. Do tác dụng phụ của thuốc Tây Y
Nhiều trường hợp bị hôi miệng là do tác dụng của thuốc chữa bệnh. Điều này được các chuyên gia giải thích rằng quá trình phân hủy của các hóa chất trong thành phần thuốc tây thường sinh ra những mùi lạ, khó chịu. Tự bản thân cũng cảm nhận được điều này nên đôi khi có biểu hiện chán ăn trong những ngày ốm hoặc sau trận ốm.
Đối với nguyên nhân này thì không cần quá lo lắng. Nhưng nếu tình trạng hôi miệng vẫn kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi uống thuốc nhiều ngày thì không được bàng quan.
4. Do có dị vật lạ đường thở
Các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho hay, khi niêm mạc mũi bị tổn thương thì thường gây mùi hôi trong hơi thở. Khi có di vật đường thở, bạn quan sát sẽ thấy dịch chảy ra từ mũi và khó thở, hơi thở có mùi hôi.
5. Các bệnh lý nha khoa mắc phải
Tất niên nguyên nhân hôi miệng rất có khả năng là do bệnh lý nha khoa, điều này dễ dàng được nghĩ đến. Nếu bạn bị hôi miệng nhiều ngày và kèm theo nhức răng, hay bị sốt thì có thể là bạn đã mắc các bệnh như viêm lợi, áp xe răng, sâu răng, nha chu,…
Hãy gặp bác sĩ nha khoa để được điều trị khi gặp các triệu chứng trên.
6. Khô miệng, nghẹt mũi
Trong những ngày bị nghẹt mũi, bạn thường có xu hướng thở bằng miệng. Việc này đã tạo cơ hội cho các vi khuẩn hại tăng trưởng, gây hôi miệng. Ngoài ra, khi bị khô miệng, đồng nghĩa với việc thiếu nước bọt để làm sạch khoang miệng, sẽ khiến các tế bào chết tích tụ. Kết quả là hơi thở sẽ có mùi hôi.
7. Viêm amidan
Có thể trong đợt cắt amidan trước đó, bạn đã bị nhiễm trùng hoặc sưng. Do đó hơi thở của bạn thường bị hôi. Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng vì trường hợp hôi miệng này thường biến mất sau vài tuần.
Ngoài ra, nếu bạn vừa ngủ dậy mà bị hôi miệng thì cũng là một hiện tượng sinh lý bình thường. Nguyên nhân là do nước bọt không được sản xuất đủ trong lúc ngủ khiến vi khuẩn tích tụ nhiều hơn ban ngày và sinh ra hiện tượng nước bọt có mùi.
8. Trào ngược dạ dày thực quản
Đây có lẽ là vấn đề được quan tâm hơn cả vì mức độ nghiêm trọng của nó. Các loại thức ăn chưa được tiêu hóa hết ở dạ dày bị trào ngược qua thực quản do những cơ quan này bị tổn thương. Do đó mà sinh ra mùi hôi trong hơi thở. Bệnh trảo ngược dạ dày thực quản xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ với các biểu hiện tương tự như:
– Khó nuốt, hay bị nấc.
– Ợ nóng, ợ chua, đau rát xương ức và cổ họng.
– Ngủ dậy miệng hôi và có vị chua.
– Khàn giọng, viêm họng.