Làm gì khi bị bỏng?
01:06 - 25/05/2018
Bỏng do nhiều nguyên nhân:
Bỏng do nhiệt: do lửa, do nước nóng, do hơi nước nóng, do khí nóng, do các vật nóng...
Bỏng do hóa chất: bỏng vôi nóng (vừa do nhiệt vừa do vôi), bỏng acid
Bỏng do điện
Bỏng do tia xạ
1/ Ngay lập tức tách nạn nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng một cách nhanh chóng nhất, an toàn nhất. Nếu nạn nhân bị điện giật : Không được dùng tay trực tiếp để kéo nạn nhân ra, phải cắt cầu dao, dùng gậy khô hoặc vật không dẫn điện để gạt tách dây điện ra khỏi nạn nhân. Hãy nhớ nếu giúp không đúng cách bạn có thể cũng bị nguy hiểm, hãy bảo vệ mình an toàn mới có thể giúp đỡ người khác.
2/ Nếu nạn nhân bị ngừng thở, ngừng tim do điện giật , hãy để nạn nhân tại chỗ trên nền cứng tiến hành hồi sinh tổng hợp ( Hô hấp bằng thổi miệng, ép tim ngoài lồng ngực ) cho đến khi nạn nhân tự thở lại và tim đập trở lại mới đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
3/ Cáng sớm càng tốt, ngâm vùng bị bỏng vào nước mát ( 15-20 độ C ), sạch, dội nước hoặc hứng vùng bỏng dưới vòi nước mát, sạch trong khoảng 20 phút. Trong trường hợp nước không sạch lắm vãn có thể sử dụng. Ưu tiên hàng đầu là thật sớm. Nước mát sẽ giúp làm giảm nhiệt độ tại chỗ, giúp làm sạch hay hòa loãng các hóa chất gây bỏng, hạn chế rối loạn vi tuần hoàn tại chỗ do đó sẽ hạn chế bỏng sâu, giảm đau và tránh được việc hình thành các nốt phỏng. Lưu ý: Không dùng nước quá lạnh hoặc đá lạnh để chườm lên vết bỏng. Mùa lạnh hoặc bỏng vùng mặt có thể lấy khăn ướt đắp vết bỏng.
Đừng mất thời gian tìm kiếm một loại thuốc nào đó để bôi hay xịt lên vết bỏng để trong khi để mất cơ hội sử dụng nước mát. Các thuốc tại thời điểm này chưa có tác dụng mấy, thậm chí dùng sai có thể gây thêm bỏng sâu, đau đớn và nhiễm khuẩn. Hết sức tránh các việc làm sai lầm như rắc muối, đổ nước mắm, bôi xoa các loại mỡ lên vùng bỏng như một số người đã từng làm sẽ làm bỏng sâu hơn, gây nhiễm khuẩn, gây sốc do đau đớn. Cách xử lý bỏng ban đầu đúng rất quan trọng mong các bạn lưu ý.
4/ Sau khi ngâm nước, dùng gạc sạch đắp lên vết bỏng và băng ép vùng bị bỏng vừa phải. Vùng mặt nếu không băng được có thể để hở.
5/ Cho bệnh nhân tiếp tục bú sữa mẹ, uống nước, uống sữa.
6/ Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý bổ sung, chẩn đoán và điều trị đúng.