Những thực phẩm ngày Tết mẹ nên tránh để không bị mất sữa
10:05 - 28/01/2019
Nếu dịp Tết Nguyên Đán năm nay rơi đúng vào thời gian mẹ vừa sinh xong và đang ở cữ thì mẹ cần phải chú ý kiêng cữ những món ăn sau, nếu không muốn nguồn sữa cung cấp cho bé bị thiếu hụt.
1. Bánh chưng, bánh tét
Đối với phụ nữ có thai và mới sinh (sinh thường), bánh chưng là món thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có thể ăn được, tuy nhiên không nên ăn nhiều. Với nguyên liệu chính là thịt mỡ, gạo nếp và đậu xanh nên bánh chưng và bánh tét là những món ăn cung cấp nguồn năng lượng khá lớn. Do đó, nếu mẹ thường xuyên ăn hai loại bánh này trong dịp Tết sẽ khiến cho cơ thể phải tiếp nhận một lượng calo lớn trong một thời gian ngắn. Dẫn đến tình trạng cân nặng mất kiểm soát không những thế bụng của mẹ còn bị đầy hơi, khó tiêu kéo dài
Thậm chí, nếu ăn nhiều sẽ gây ức chế tuyến sữa Prolactin, làm cho quá trình tiết sữa không được diễn ra liên tục dẫn đến nguồn sữa mẹ cung cấp cho bé bị thiếu hụt. Đặc biệt, nếu mẹ rơi vào trường hợp sau sinh có dấu hiệu thừa cân nặng quá mức hoặc bị bệnh tiểu đường cũng nên tránh xa món bánh chưng, bánh tét này.
Mẹ sinh mổ lại càng phải kiêng món khoái khẩu này. Bánh chưng cũng là một loại thực phẩm được làm từ nếp cho nên với những chị em sinh mổ nên kiêng ăn bánh chưng cho đến khi vết khâu liền và khô. Nếp thường sẽ làm cho các vết thương mưng mủ và để lại sẹo lồi vì thế nên kiêng ăn bánh chưng khi đẻ mổ xong.
2. Cafe
Trong thời điểm cho con bú, mẹ uống cafe (soda hoặc trà) thì sẽ có một lượng nhỏ caffein kết tụ lại trong sữa mẹ, 1 tách cà phê thường chứa 135mg caffeine. Trẻ sơ sinh không có khả năng bài tiết chất caffeine một cách nhanh chóng và hiệu quả như người lớn nên rất dễ bị kích ứng, cáu kỉnh, và mất ngủ.
Để tránh tình trạng này, mẹ nên cắt giảm lượng cafe, nếu được thì nên hạn chế hoàn toàn trong giai đoạn này. Nếu trường hợp mẹ không thể ”cai” được, thì hãy nhớ chỉ uống ngay sau khi bé bú xong, để lần bú tiếp theo caffein sẽ chỉ còn trong máu mẹ.
3. Rượu và thức uống có cồn
Rượu là một trong các thức uống dễ gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ tiết ra. Rượu lẫn vào nguồn sữa mẹ sẽ khiến con buồn ngủ, suy nhược, tăng cân bất thường. Chính vì vậy, các mẹ nên loại bỏ ngay ý nghĩ dùng rượu để chúc nhau trong dịp tết này.
Rượu bia loại thức uống bạn cần phải tránh xa trong suốt thời gian ở cữ và thời gian nuôi con bằng sữa mẹ
4. Thực phẩm lên men
Dưa muối, củ kiệu ngâm, hành muối,…là những thực phẩm lên men phổ biến trong mỗi gia đình người Việt. Nhiều người thích nhóm thực phẩm lên men này trong ngày Tết bởi chúng chống ngán khi phải ăn quá nhiều đồ dầu mỡ.
Thế nhưng, thực phẩm lên men này lại chứa rất nhiều nitrit, làm tăng nguy cơ thiếu máu cho bạn và tiềm ẩn khả năng gây bệnh ung thư. Nếu mẹ bỉm ăn đồ muối chua nhiều sẽ dẫn đến chứng ợ nóng, ăn quá mặn thì sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, không tốt cho gan, làm huyết áp tăng cao. Đồng thời chất natri đi vào cơ thể của trẻ qua sữa cũng làm tăng gánh nặng cho thận và sức khỏe của trẻ.
5. Bánh kẹo, mứt Tết
Ăn nhiều hoa quả tươi rất tốt cho sức khỏe của bạn, thế nhưng ăn nhiều mứt là trái cây hoặc củ quả đã qua chế biến lại không có chứa các vitamin có lợi cho sức khỏe. Bởi chúng có chứa các chất tạo ngọt, đường và màu thực phẩm.
Mẹ sau sinh sẽ tiết ra khoảng 6 đến 11 gram protein vào sữa cho con bú mỗi ngày để hỗ trợ sự phát triển của con. Mà Protein có nhiều trong đạm, nếu như mẹ không “nạp” đủ lượng đạm cần thiết mà trong cơ thể lại chứa quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của con.
Ngoài ra, nghiên cứu mới đây cho biết, trong bánh kẹo có chứa thành phần glycyrrhiza, khi ăn 100 gram bánh kẹo trong 1 tuần cũng tác động tới sự phát triển trí thông minh của con, khiến con không tập trung và hiếu động.
6. Măng tươi, măng khô
Dù trong măng có nhiều chất dinh dưỡng tuy nhiên không phải ai cũng ăn được măng đặc biệt là phụ nữ sau sinh.
Trong măng tươi có chứa hàm lượng Cyanide rất cao. Cyanide dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa sẽ ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể và gây ngộ độc.
Mặc dù độc tố HCN có thể dễ dàng hòa tan trong nước và bay hơi khi nước sôi, nhưng các bà mẹ đang cho con bú không nên ăn măng vì chất độc này không bay hết.
Các chuyên gia cũng cho hay, phụ nữ sau sinh không nên ăn măng, dù là măng khô hay măng tươi, cũng sẽ có cảm giác đau nhức vú, hoặc làm sữa có mùi khó chịu mà trẻ không muốn bú nữa thậm chí còn có thể gây mất sữa.