Những điều cần biết về Vitamin và Khoáng chất

Những điều cần biết về Vitamin và Khoáng chất

21:15 - 23/05/2018

Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà tế bào người và động vật không thể tự tổng hợp (trừ vitamin D), có cấu trúc hoàn toàn khác với glucid, protid và lipid nhưng rất cần thiết cho một số phản ứng chuyển hóa giúp duy trì sự phát triển và sự sống bình thường, khi thiếu hụt sẽ gây nên bệnh l

1. Định Nghĩa.

Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà tế bào người và động vật không thể tự tổng hợp (trừ vitamin D), có cấu trúc hoàn toàn khác với glucid, protid và lipid nhưng rất cần thiết cho một số phản ứng chuyển hóa giúp duy trì sự phát triển và sự sống bình thường, khi thiếu hụt sẽ gây nên bệnh lý đặc hiệu.

2. Thiếu Vitamin và Khoáng chất

Nguyên nhân gây thiếu vitamin và chất khoáng

Vitamin và chất khoáng luôn có sẵn trong thực phẩm (rau, quả, ngũ cốc, thịt cá…), vì vậy với thực phẩm đảm bảo chất lượng, không ăn kiêng, không có rối loạn hấp thu ở đường tiêu hoá (tiêu chảy, tắc mật, viêm tụy, loét dạ dày – tá tràng) thì thường không thiếu và không cần bổ sung. Vitamin và chất khoáng có thể thiếu do nhiều nguyên nhân:

Do cung cấp thiếu: các nguyên nhân dẫn đến việc cung cấp không đủ nhu cầu vitamin và chất khoáng hàng ngày cho cơ thể có thể là:
* Chất lượng thực phẩm không đảm bảo:

- Do điều kiện bảo quản không đảm bảo: ngũ cốc để lâu ngày hoặc bị mốc sẽ giảm lượng các vitamin nhóm B có trong lớp vỏ áo của hạt. Rau quả héo úa hoặc bảo quản lạnh lâu ngày làm giảm hàm lượng vitamin C.

- Do chế biến không đúng cách làm giảm, mất vitamin và chất khoáng trong thực phẩm mặc dù ban đầu chất lượng thực phẩm rất tốt. Các vitamin nhóm B và C đều rất dễ bị phân hủy trong môi trường kiềm, khi tiếp xúc với kim loại, nhiệt độ cao hoặc các chất oxi hóa. Nói chung, các vitamin tan trong nước dễ bị hỏng hơn các vitamin tan trong dầu và không có dự trữ trong cơ thể nên dễ gặp trường hợp thiếu các vitamin nhóm tan trong nước hơn.

- Do chất đất và nguồn nư¬ớc của từng địa phương: tại một số vùng núi đá vôi người dân có thể thừa calci nhưng lại thiếu Iode do cản trở hấp thu. Chất đất và nước ở một số vùng có hàm lượng iod hoặc fluor thấp gây bệnh bướu cổ địa phương, hỏng răng...

- Do ăn kiêng dài ngày: ăn kiêng do tập tục tôn giáo gây thiếu một số vi chất có nguồn gốc từ thực phẩm động vật như vitamin B12, vitamin D, sắt... với trường hợp ăn kiêng để giảm cân có thể dẫn đến thiếu gần như toàn bộ vi chất vì chế độ dinh dưỡng quá nghèo nàn.
* Do nghiện rượu: người nghiện rượu có bữa ăn thiếu cả về chất và lượng, thêm vào đó ethanol từ rượu dùng kéo dài gây tổn hại đường tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu các vitamin nhóm B. Nghiện rượu gây xơ gan dẫn đến giảm khả năng dự trữ vitamin của gan, gây tắc mật làm giảm hấp thu vitamin tan trong dầu, thiếu albumin làm giảm hấp thu vitamin A...

* Do rối loạn hấp thu:
- Ở người cao tuổi: do sự giảm chức năng của hệ tiêu hóa như giảm sự tiết dịch vị, dịch mật, dịch tụy... và sự hoạt động kém hiệu quả của các cơ chế hấp thu tích cực qua niêm mạc ruột. Thêm vào đó, do nhu động ruột yếu, hay bị táo bón nên các bệnh nhân cao tuổi thường dùng thuốc nhuận tràng kéo dài, đây cũng là nguyên nhân làm cản trở hấp thu các chất.

- Một số tình trạng bệnh lý dẫn đến rối loạn hấp thu, làm giảm khả năng hấp thu vitamin và chất khoáng từ thức ăn như: suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, tắc mật, viêm tụy, loét dạ dày- tá tràng.

* Do nhu cầu của cơ thể tăng nhưng cung cấp không đủ:

Phụ nữ có thai, cho con bú, thiếu niên tuổi dậy thì hoặc bệnh nhân sau ốm dậy, sau mổ, nhiễm khuẩn kéo dài... đều có nhu cầu về dinh dưỡng tăng cao hơn bình thường. Những trường hợp này nếu được bổ sung tốt bằng chế độ ăn uống thì không cần dùng thêm vitamin dạng thuốc. Uống hoặc tiêm vitamin chỉ cần thiết khi người bệnh không thể ăn được do rối loạn tiêu hóa hoặc ăn không đủ (do mệt mỏi, chán ăn...)

* Các nguyên nhân khác:

- Bệnh nhân phải nuôi dưỡng nhân tạo hoàn toàn theo đường tĩnh mạch (TPN): do các chất dinh dưỡng chỉ đơn thuần là hợp phần cung cấp protein, glucid, lipid, yêu cầu độ tinh khiết cao nên không có thành phần của vitamin và chất khoáng; trong trường hợp này cần kết hợp thêm cả các vitamin và khoáng chất thì các chất đưa vào mới chuyển hóa được.

- Bệnh nhân có khuyết tật di truyền: ví dụ như trường hợp còi xương do thiếu men 1 alpha-hydroxylase ở thận; đây là trường hợp hiếm gặp nhưng rất khó điều trị và phải dùng vitamin D liều rất cao. Bệnh thiếu hụt yếu tố nội (cần thiết cho hấp thu vitamin B12) do di truyền dẫn đến những thoái triển ở hệ thần kinh phối hợp với thiếu máu, bệnh có thể gặp ở trẻ nhỏ sau sinh một vài tháng; trường hợp này phải dùng vitamin B12 đường tiêm để điều trị.

- Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non thiếu tháng hay gặp thiếu vitamin K; do đó để tránh xuất huyết não ở trẻ sơ sinh người ta đưa một liều bổ sung vitamin K cho trẻ ngay sau khi sinh.

- Tương tác thuốc cũng là một nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin và chất khoáng:
Các thuốc làm giảm hấp thu vitamin: các thuốc kháng acid folic (sulfamid, methotrexat…) làm giảm hấp thu vitamin B do cản trở cơ chế vận chuyển tích cực qua niêm mạc ruột; các thuốc kháng acid, thuốc nhuận tràng dạng dầu khoáng (parafin) làm giảm hấp thu vitamin A.

- Do cạnh tranh hấp thu: vitamin E liều cao làm cạn kiệt dự trữ vitamin A. Thừa nguyên tố Mo làm tăng đào thải Đồng, thừa Kẽm làm cản trở hấp thu Sắt...

3. Nguyên tắc xử lý khi thiếu vitamin và chất khoáng

Trong trường hợp thiếu vitamin việc phát hiện nguyên nhân gây thiếu và loại bỏ nó là việc làm đầu tiên.

- Việc bổ sung vitamin hợp lý nhất là lấy từ thực phẩm vì đó là nguồn cung cấp đầy đủ và cân đối nhất. Bổ sung dưới dạng thuốc chỉ khi thiếu trầm trọng hoặc khi chưa có điều kiện sửa đổi lại chế độ ăn.

- Ít khi có trường hợp thiếu đơn lẻ một vitamin vì vậy bổ sung vitamin dưới dạng hỗn hợp có hiệu quả hơn dạng đơn lẻ. Tỉ lệ phối hợp của các chế phẩm vitamin và khoáng chất là khác nhau nên khi lựa chọn phải căn cứ vào nguyên nhân gây thiếu để bổ sung cho phù hợp

* Chú ý:

Hỗn hợp các vitamin nhóm B (B1, B6, B12) với hàm lượng cao gấp hàng trăm, hàng ngàn lần nhu cầu sinh lý, được dùng để giảm đau thần kinh chỉ là kinh nghiệm mà chưa có cơ sở khoa học đầy đủ.
- Vitamin B12 liều cao 10.000mcg (US.RDA = 3- 6mcg), chỉ dùng để giải độc cyanua, không được dùng với mục đích bồi dưỡng hay bổ sung vitamin.

Trích nguồn: Bài giảng dược khoa - Đại Học Y Dược Hải Phòng

Pharmekal Prenatal DHA & Folic Acid bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ từ đó hỗ trợ giúp em bé phát triển trong thời kỳ mẹ mang thai. Đồng thời sản phẩm cũng giúp tăng sức đề kháng cho thai phụ mang thai

Prenatal DHA Folic Acid

Hướng dẫn mua hàng, thanh toán và giao nhận
Chính sách bảo mật thông tin
Nguyên nhân gây lượng nước tiểu khác thường ở người cao tuổi
Tiểu ra máu ở người cao tuổi
Bệnh run tay