Ngộ độc cấp ethanol và những điều cần biết

Ngộ độc cấp ethanol và những điều cần biết

15:17 - 30/05/2018

Ngộ độc rượu cấp có thể gây hôn mê, suy hồ hấp, độ nặng và tì lệ tử vong lại thường liên quan đến các các tai nạn, chấn thương, tội phạm, hạ đường huyết. Ngộ độc rượu cấp làm cho bệnh nhân dễ bị chấn thương yà đánh giá bệnh nhân khó hơn.

1. Đại cương

- Ngộ độc rượu cấp có thể gây hôn mê, suy hồ hấp, độ nặng và tì lệ tử vong lại thường liên quan đến các các tai nạn, chấn thương, tội phạm, hạ đường huyết. Ngộ độc rượu cấp làm cho bệnh nhân dễ bị chấn thương yà đánh giá bệnh nhân khó hơn.

- Cần loại trừ ngộ độc các rượu khác và ethylen gỉycol (đặc biệt methanoỉ và ethyỉen glỵcol).

2. Chẩn đoán.

2.1. Chẩn đoán xác định

♦ Hỏi bệnh: có uống rượu. 

- Triệu chứng lâm sàng:Hơi thở có mùi rượu (có thể không thấy).

- Thần kinh: biểu hiện rối loạn ý thức với nhiều mức độ khác nhau từ kích thích, rối loạn hành vi, cảm xúc đến chậm chạm, sững sờ, hôn mê.

- Hô hấp: ức chế hồ hấp, giảm thông khí phế nang, ứ đọng, nguy cơ bị viêm phổi do sặc.

- Tim mạch: hạ huyết áp, trụy tim mạch.

- Thận: có thề suy thận cấp do tiêu cơ vân.

- Hạ đường huyết, hạ thân nhiệt.

♦ Biến chứng:

- Hôn mê nhiễm toan chuyển hóa: toan ceton, toan lactic.

- Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.

- Chấn thương kèm theo, cần đặc biệt chú ý chẩn thương sọ não và chấn thương cột sống cổ.

♦ Xét nghiệm:

- Áp Ịực thẩm thấu máu (ALTT): tăng (ước tính và đo trên máy).

-Khoảng trong thẩm thấu = ALTT đo được - ALTT ước tính, binh thường thấp hơn 20.

- ALTT ước tính= Ure+ glucose+ 2 X Na máu

- Định lượng nồng độ ethanoỉ trong máu hoặc hơi thở, có thể phải đồng thời tim và định lượng nồng độ các rượu khác và glycol nếu nghi ngờ ngộ độc nhiều loại rượu và glycol cùng lúc.

- Ước tính nồng độ ethanol trong máu (mg/dl) = 4,6 X khoảng trống ALTT, chỉ áp dụng khi chắc chắn ngộ độc ethanol đơn thuần (không có các rượu khác hoặc glycol) và chỉ có giá trị tham khảo.

2.2. Chẩn đoán phân biệt

- Với các trường hợp rối loạn ỷ thức do các nguyên nhân khác: tai biến mạch não, hôn mê gan,...

- Ngộ độc các thuốc an thần, gây ngủ.

- Ngộ độc methanol và các glycol:

+ Ngộ độc methanol và gỉycol: ban đầu biểu hiện giống ngộ độc ethanoỉ, sau đó nhiễm toan chuyển hóa tăng dần (toan không phải do ceton vả lactic), tổn thương thần kinh, thận, tim mạch, mù (methanol).

+ Xét nghiệm định lượng các chất này trong máu.

+ Xét nghiệm khí máu: nếu nhiễm toan nặng càng nghĩ đến ngộ độc methanoỉ hoặc glycol.

+ Soi trực tiếp nước tiểu tìm tinh thể caỉci oxaỉate dehydrat hoặc caỉci oxalate monohydrat (ngộ độc ethylen Glycol). 

- Ngộ độc isopropanol (cồn lau chùi): biểu hiện giống ngộ độc ethanol nhưng thường có nôn nhiều có máu kèm chát nôn, xét nghiệm có aceton trong máu tăng.

2.3. Chẩn đoán biến chứng

- Chấn thương.

- Hạ đường huyết.

- Tai biến mạch não. .

- Tiêu cơ vân, nhiễm toan ceton, rối loạn nước điện giải.

- Suy hô hầp.

- Xét nghiệm khác cần làmXét nghiệm máu: ure, gỉucose, creatinin; điện giải, CK; amyỉase, AST, ALT, ..., khí máu động mạch.

3. Điều trị

- Kiểm soát đường thở: tư thế nằm nghiêng an toàn, chốnq tụt lưỡi, làm sạch đờm dãi.

- Đảm bảo hô hấp (oxy, bóp bóng, đặt nộl khí quản tùy tình trạng hố hấp), đảm bảo tuần hoàn, ủ ấm cho bệnh nhân.

- Hôn mê: kiểm soát đường thở, đảm bảo hồ hấp.

- Tụt huyết áp: đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, bù đủ dịch, truyền dịch, dùng thuốc vận mạch. Tham khám nhanh chỏng để phát hiện các biến chứng.

- Chống hạ đường máu: cho bệnh nhân ăn đủ, truyền glucose ưu trương kết hợp tiêm vitamin B1 200mg/ngày.

- Giữ ấm cho bệnh nhân.

- Điều trị các tinh trạng chẩn thương kết hợp.Điều trị các biến chứng: tiêu cơ vân, suy thận, nhiễm trùng, rối loạn nước điện giải.

- Trường hợp bệnh nhân uống rượu không rõ nguồn gốc, rượu do người dân tự nấu, rượu lậu, rượu giả hoặc không rõ loại rượu: cần theo dồi sát lâm sàng kết hợp khoảng trống thẩm thấu (nồng độ rượu nếu có thể) và khí máu động mạch.

+ Nếu lâm sàng cải thiện, khoảng trống thẩm thầu và khí máu bình thường thi bệnh nhân hồi phục.

+ Nếu lâm sàng chưa có gì đặc biệt ngoài cốc dấu hiệu của ngộ độc ethanol, khoảng trống thẩm thấu tăng nhưng khí máu còn binh thường: cần theo dõi tiếp.

+ Nếu lâm sàng có dấu hiệu nhiễm toan chuyển hóa nặng (trong khi ỉactat vả ceton chỉ tảng nhẹ hoặc không tăng), bất thường vể nhìn (nhìn mờ) hoặc tổn thương các cơ quan (đặc biệt thần kinh, thận, tim mạch) thì cần nghĩ tới ngộ độc các rượu khác (đặc biệt methanol) và glycol. Lọc máu (HD) rầt hữu ích trong trường hơp này.

4. Phòng bệnh

- Giải thích, giáo dục cho bệnh nhân và gia đình về tác hại của rượu, do Lactat, công thức máu, đông máu, Xqụang tim phổi.

- Tổng phân tích nước tiểu, ceton niệu.

- Xét nghiêm khác: chụp CT scan sọ não, siêu âm bụng, điện tim.

Các xét nghiệm khác quyết định tùy thuộc theo lâm sàng.

Tài liệu tham khảo.

  1. Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị nội khoa - Bệnh Viện Bạch Mai
  2. Edward JL, Katherine M., Laurie B.G. (2001), "Ethanol”, Clinical toxicology, pp. 605-612, WB. Saunders company.
  3. Edward JL, Katherine M., Laurie B.G. (2001), "Ethanol”, Clinical toxicology, pp. 605-612, WB. Saunders company.2. National poisons centre (2010), “Ethanol”, Toxinz, online version, New Zealand. 

 

Hướng dẫn mua hàng, thanh toán và giao nhận
Chính sách bảo mật thông tin
Nguyên nhân gây lượng nước tiểu khác thường ở người cao tuổi
Tiểu ra máu ở người cao tuổi
Bệnh run tay