Mồ hôi trộm ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp khắc phục
17:28 - 06/07/2018
Trẻ bị ra mồ hôi trộm là tình trạng khá phổ biến, gặp nhiều ở trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ mà còn khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp. Vì thế, ba mẹ cần hết sức lưu ý, tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục sớm tì
1. Mồ hôi trộm ở trẻ là như thế nào?
♦ Mồ hôi trộm là mồ hôi thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, ở các vị trí lòng bàn tay, bàn chân, hõm nách, lưng, gáy, ngay cả khi thời tiết lạnh. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, tuyến mồ hôi tập trung nhiều nhất ở đầu. Vì thế, khi trẻ ngủ, đầu là nơi ra nhiều mồ hôi nhất.
♦ Theo sinh lý bình thường, khi thời tiết nóng nực, cơ thể thải nhiệt bằng cách thoát mồ hôi. Mồ hôi thoát ra nhiều ở trán, hõm nách, lưng và khắp mặt da. Thoát mồ hôi là một cách để cơ thể điều hòa thân nhiệt. Vì thế, cần phân biệt tình trạng trẻ ra mồ hôi nhiều là sinh lý bình thường hay do bệnh lý bất thường nào đó.
2. Triệu chứng của chứng mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ
♦ Mồ hôi chỉ xuất hiện ở đầu, lòng bàn tay, bàn chân, lưng, gáy, hõm nách, trong khi những vị trí khác như bụng, cánh tay, đùi không hề có.
♦ Mồ hôi sinh lý: xuất hiện khi thời tiết nóng nực, mặc quá nhiều quần áo, nhà cửa chật chội, nóng bức.
♦ Mồ hôi trộm: xuất hiện ngay cả khi thời tiết lạnh, mặc quần áo thoáng mát. Và đặc biệt là thường xuất hiện khi trẻ ngủ. Đi kèm với nó, trẻ còn có biểu hiện bứt rứt, khó chịu, mệt mỏi, ngủ không yên giấc, hay giật mình, hay quấy khóc, biếng ăn, gây gầy sút, chậm phát triển. Có thể thấy vùng tóc dưới gáy rụng, tạo thành vệt người ta gọi đó là dấu hiệu vành khăn.
3. Hậu quả của ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ
♦ Chứng ra mồ hôi trộm có thể xuất hiện do bệnh lý hoặc môi trường ngoại cảnh (như đắp nhiều chăn, phòng ngủ quá bí, ngột ngạt) và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ nhỏ:
♦ Ra mồ hôi nhiều khi ngủ sẽ cản trở giấc ngủ sâu của bé, trẻ thường trằn trọc, khó ngủ, hay thức giấc, quấy khóc.
♦ Ra mồ hôi nhiều khi ngủ kéo dài, gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng tới thần kinh; mồ hôi trộm sẽ càng nhiều hơn và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.
♦ Ra mồ hôi nhiều khi ngủ, thân nhiệt giảm dẫn tới trẻ dễ mắc cảm lạnh và các bệnh đường hô hấp như ho vặt, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản…
♦ Ra mồ hôi nhiều khi ngủ làm cơ thể trở nên khô, háo, mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy kiệt dần, gầy mòn dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn.
♦ Tình trạng ra mồ hôi khi ngủ kéo dài gây mất nước qua đường mồ hôi nhiều, trẻ dễ bị táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng, cơ thể nóng, nhiệt, rối loạn tiêu hóa … ảnh hưởng quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
♦ Ra mồ hôi nhiều còn làm lỗ chân lông giãn ra, là nơi ứ đọng các chất cặn bã, dễ bị viêm nhiễm, mụn nhọt, rôm sảy, ngứa…
4. Nguyên nhân của chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ
♦ Do hệ thần kinh thực vật của trẻ chưa phát triển hoàn thiện: Đây là nguyên nhân chính của chứng mồ hôi trộm ở trẻ. Ở trẻ nhỏ, sự trao đổi chất diễn ra mạnh hơn người lớn, chỉ cần tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Ngoài ra, ở nhiều trẻ do phổi yếu cộng với hệ thần kinh thực vật chưa ổn định dẫn tới hiện tượng ra nhiều mồ hôi mà cơ thể không kiểm soát được.
♦ Thiếu vitamin D: Trẻ hay bị ra mồ hôi ở trán khi ngủ (mồ hôi trộm) và có nguy cơ bị rụng tóc vùng gáy. Một số trẻ bị sinh non, thiếu cân, trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, những trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, bị còi xương…cũng có nguy cơ bị thiếu vitamin D. Tuy nhiên đây chỉ là 1 phần nguyên nhân rất nhỏ.
Không gian ngủ của trẻ kém thoáng mát: Nhiều cha mẹ quá cẩn thận nên đắp nhiều chăn sợ trẻ lạnh, nhưng thật ra đó vô tình làm cho trẻ bị bí bách khó chịu rồi bị toát mồ hôi. Nếu cộng thêm với phòng ngủ bí hơi, không có chỗ thông gió tạo nên sự nóng bức ngột ngạt, trẻ ngủ dễ bị khó chịu rồi dễ toát mồ hôi.
5. Biện pháp điều trị chứng mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ
♦ Khi trẻ bị ra nhiều mồ hôi và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng là nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị ngấm lạnh, phổ biến thường thấy là các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bé thường hay bị cảm, ho, sổ mũi… Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt. Do vậy, nếu trẻ ra mồ hôi quá nhiều mà do nguyên nhân bệnh lý, cần có phương pháp cải thiện kịp thời tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
♦ Không gian ngủ của trẻ phải luôn được thoáng mát: một không gian kém thông thoáng, nóng nực, bí bách … là 1 trong những nguyên nhân khiến trẻ ra nhiều mồ hôi. Sau khi ngủ dậy, trẻ ra nhiều mồ hôi. Cha mẹ cần kiểm tra xem, có phải do phòng quá nóng, nhiệt độ môi trường cao, hoặc có thể mùa đông, mẹ sợ bé lạnh, nên quấn quá nhiều tã lót, quần áo.
♦ Bổ sung vitamin D: Với những trẻ sinh thiếu tháng hoặc trẻ đã được chẩn đoán là thiếu vitamin D, có nguy cơ còi xương, các mẹ có thể tăng cường bổ sung vitamin D cho bé bằng cách cho trẻ tắm nắng thường xuyên từ 15-30 phút/ngày.
♦ Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ: Đối với trẻ từ 0- 6 tháng tuổi, dinh dưỡng của trẻ được bổ sung 100% từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì thế, với trẻ bú mẹ, mẹ cần lưu ý bổ sung đa dạng thức ăn, đảm bảo chất lượng sữa cho bé bú. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế các loại đồ ăn “nóng” như mít, sầu riêng, …
♦ Đối với những trường hợp trẻ bị ra nhiều mồ hôi, mồ hôi ra liên tục thành giọt, ba mẹ nên bổ sung cho bé dịch chiết hỗn hợp từ Lá tía tô đất, hoa Lạc tiên tây và hoa Đoạn lá bạc, …