Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân và cách chữa

Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân và cách chữa

15:47 - 13/03/2019

Bệnh trĩ xưa kia được coi như là căn bệnh của vua chúa, nhưng ngày nay, bệnh trĩ xuất hiện khá phổ biến. Nếu không biết nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh trĩ để có cách điều tị kịp thời thì biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

1. Bệnh trĩ là gì?

• Theo đề tài " Nghiên cứu bệnh trĩ ở Việt Nam và các biện pháp phòng chữa bệnh” thì trĩ là những đám mạch máu, tổ chức nâng đỡ và lớp niêm mạc hay da phủ lớn.

• Bệnh trĩ xuất hiện khi những cấu trúc này bị chuyển sang trạng thái bệnh lý do yếu tố cơ học làm giãn, lỏng hệ thống nâng đỡ gây sa búi và làm giãn mạch gây chảy máu.

• Bệnh trĩ hiện nay đang gia tăng đến mức báo động, trong gia đình thậm chí có nhiều người bị trĩ. Điều này khiến cho chúng ta lầm tưởng bệnh có thể lây.

• Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, bệnh trĩ không có tính lây lan. Có điều, nhiều người sinh ra đã có thành tĩnh mạch yếu và mỏng nên dễ dàng bị trĩ hơn.

2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ thường gặp

Có nhiều thủ phạm gây ra trĩ, trong đó nguyên nhân bệnh trĩ có thể đến từ nhiều yếu tố:

• Chế độ ăn không lành mạnh: Uống ít nước, nhiều sữa, ăn kiêng và đặc biệt là nạp quá ít chất xơ…

• Đứng ngồi quá lâu: Nguyên nhân bệnh trĩ có thể do đứng hay ngồi quá lâu làm cản trở lưu thông máu và tắc nghẽn tĩnh mạch trĩ.

• Tuổi cao: làm tăng khả năng tĩnh mạch trượt xuống hậu môn, đây là nguyên nhân bệnh trĩ tự nhiên phổ biến.

• Mang thai và sinh con: Sự chèn ép của thai nhi và hệ quả sau sinh là những yếu tố khiến bệnh trĩ xuất hiện và phát triển.

3. Dấu hiệu bệnh trĩ phổ biến

Những dấu hiệu sớm của bệnh trĩ:

• Hậu môn ngứa ngáy và đau

• Đại tiện ra máu

• Xuất hiện dịch nhày và có mùi khó chịu ở hậu môn

• Muốn đại tiện lần nữa ngay cả khi ruột đã trống rỗng

Ngoài những biểu hiện trên, người bệnh phải đối mặt với một số triệu chứng bệnh trĩ điển hình sau:

• Đau rát hậu môn: Phân quá cứng dẫn đến cọ xát khiến người bị bệnh trĩ cảm thấy đau rát.

• Táo bón, phân kèm máu: 85% bệnh nhân trĩ bị táo bón. Việc người bệnh trĩ dùng sức để đẩy phân ra ngoài khiến tĩnh mạch trĩ sưng phồng và chảy máu.

• Sa búi trĩ: là hệ quả của việc tĩnh mạch trực tràng bị chèn ép. Bị bệnh trĩ càng nặng thì búi trĩ càng to và sa ra ngoài nhiều hơn.

• Viêm nhiễm hậu môn: Hậu môn không chỉ ngứa rát, chảy dịch mà còn bị viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công.

4. Cách chữa bệnh trĩ phổ biến hiện nay

Điều trị bằng Tây Y

• Thuốc Tây: Thuốc bôi (Proctolog, Mastu S) thuốc co mạch Daflon, thuốc giảm đau Hydrocortisone, thuốc kháng sinh Aspirin, thuốc đạn Avenoc…

• Phẫu thuật: Phẫu thuật bệnh trĩ có 2 nhóm chính:

+ Nhóm can thiệp dưới đường lược: Phẫu thuật Milligan-Morgan, Toupet... dùng dụng cụ tự tạo để cắt bỏ toàn bộ trĩ vòng.

+ Nhóm can thiệp phía trên đường lược: treo trĩ bằng tay, phẫu thuật Longo, khâu cột động mạch trĩ.

• Một số thủ thuật chữa bệnh trĩ khác: chích xơ, quang đông hồng ngoại, thắt trĩ bằng vòng cao su…

Chữa bệnh trĩ bằng Đông Y

• Bấm huyệt: phù hợp với người bị bệnh trĩ nhẹ nhờ tác động vào các huyệt Bách Hội, Thừa sơn, Thường liêm…

• Bài thuốc nam:

+ Bài thuốc 1: Người bệnh trĩ nướng 1 củ tỏi, xay nhuyễn trộn với hoàng liên, vo thành viên nhỏ như hạt ngô. Mỗi ngày uống 5 viên trong 15 ngày.

+ Bài thuốc 2: Dùng hòe hoa, trắc bách diệp, kinh giới tuệ, chỉ xác mỗi vị 12g phơi khô, tán bột. Mỗi lần uống lấy 6g pha với nước ấm.

+ Bài thuốc 3: Ngư tinh thảo (rau diếp cá) giã nát lấy nước uống hoặc giã nát lấy bã đắp sau khi đi vệ sinh.

Cobutri - Xoá tan nỗi lo bệnh trĩ

Hướng dẫn mua hàng, thanh toán và giao nhận
Chính sách bảo mật thông tin
Giới Thiệu Về Thuoctot24h.com
Thông tin tuyển dụng
Hợp tác phân phối sản phẩm