Trị chứng tóc bạc sớm bằng mè đen
17:04 - 21/03/2019
Mè đen còn gọi là hồ ma, du tử miêu, vừng đen, tên khoa học là Sesamum indicum L., thuộc họ vừng (Pedaliaceae). Mè đen là loài cây thân thảo có hình 4 cạnh với những tiết diện vuông và những rãnh dọc hoặc có dạng thân rất rỗng hình chữ nhật hay hình tròn cao từ 60-120 cm. M&eg
• Theo đông y, mè đen vị ngọt, tính bình, tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh, dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt. Mè đen còn giúp bổ gan thận, bồi bổ tinh dịch, dưỡng huyết ích khí, làm đen tóc, mịn da, mạnh gân cốt, bổ hư, dưỡng ngũ tạng, thính tai, sáng mắt, rất tốt cho người thiếu máu, tóc bạc sớm, đặc biệt là rất bổ cho người già, sản phụ thiếu sữa. Lá mè có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng ích khí, bổ não tủy, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp. Nấu lá vừng làm nước gội đầu thường xuyên giúp tóc có màu đen mượt. Nếu giã lá vừng tươi vắt lấy nước cốt uống chữa được bệnh rong huyết.
• Theo các thầy thuốc, dầu mè bôi lên niêm mạc có tác dụng giảm kích thích, chống viêm. Ăn dầu mè làm giảm lượng cholesterol trong máu, phòng trị xơ cứng động mạch, phòng ngừa cao huyết áp ở người lớn tuổi. Dầu mè đen giúp nhuận tràng, thông đại tiện, chữa táo bón, nhất là ở người già. Phòng chống suy dinh dưỡng cho người già yếu suy nhược, trẻ em suy dinh dưỡng. Bổ khí huyết, làm mịn da, đen tóc giúp trẻ lâu nhờ chứa nhiều sắt và vitamin E, PP.
• Cách dùng: Mè đen đãi sạch, rang sơ, tán bột, mỗi ngày ăn 15 – 20g, có thể ăn với cơm, xôi đậu hoặc hoà nước chín rồi uống. Dưới đây là một số tác dụng của mè đen:
- Chữa viêm đại tràng mãn tính: Mè đen 40 g rang bốc mùi thơm và 1 bát mật mía, mỗi lần uống 1 thìa canh vừng trộn lẫn với 1/3 thìa canh mật, uống ngày 2 lần, uống liên tục trong một tháng.
- Chữa táo bón: Mỗi buổi sáng, uống 1 chén (nhỏ) dầu mè hoặc ăn một nắm hạt mè là khỏi, hoặc có thể nấu cháo mè ăn cho dễ.
- Sản phụ thiếu máu, thiếu sữa: Mè đen sao qua, giã nhỏ cho thêm ít muối ăn hàng ngày cho lợi sữa. Ăn chung với cơm hoặc nấu cháo với nếp.
- Chữa chứng nôn mửa: Lấy một bát hạt mè, giã nát, thêm ít nước sôi để nguội, ép lấy nước cốt. Khi uống, pha thêm chút muối.
- Chữa rết cắn: Lấy hạt mè nhai nhuyễn đắp vào, chỉ chốc lát là hết sưng đau
- Bỏng nước sôi nhẹ: Lấy mè đen giã nát đắp lên chỗ bỏng hoặc thoa một lớp mỏng dầu mè ngay lên vết bỏng sẽ đở ngay.
- Chữa kiết lỵ mới phát: Ăn sống mè đen mỗi ngày 30 g (ăn trong 3 ngày).
- Chữa nhũ ung: Phụ nữ sau sinh tuyến sữa bị tắc nghẽn làm vú sưng to, đau nhức (áp-xe vú). Dùng hạt mè tươi nhai nhuyễn rồi đắp lên nơi vú sưng đau vài lần sẽ khỏi.
- Chữa tóc bạc sớm: Mè đen, táo nhục đồng lượng, sấy khô tán bột, vò thành viên nhỏ mỗi lần uống khoảng 20 viên, ngày hai lần, sáng và tối.
- Chữa bụng đầy trướng: Nấu 1 chén mè đen thành cháo, thêm ít muối và một miếng vỏ quýt thái nhỏ, múc ra để hơi nguội, húp ăn sẽ khỏi.
- Chữa mụn nhọt lở loét: Lấy 1 muỗng canh mè đen, rang, tán nhỏ, rửa sạch máu mủ trên nhọt bằng nước muối ấm, sau đó đắp bột mè lên vết nhọt vài lần sẽ khỏi.
• Chú ý, do tính nhuận trường của mè nên người bụng yếu hay bị tiêu chảy không nên dùng.
• Hatachi với chiết xuất mè đen - được nhắc đến như một loại dược liệu đại bổ giúp “ trường sinh bất lão – trẻ mãi không già” của người Nhật, sử dụng phổ biến các món ăn, phương thuốc cổ truyền của Đông y Nhật Bản giúp bồi bổ cơ thể, bổ thận, tim, can, dưỡng huyết, khu phong, giúp trẻ hóa cơ thể, làm đen râu tóc, chữa trị tóc bạc, tóc rụng, kích thích mọc tóc, ích tinh tủy, mạnh gân cốt, làm sáng mắt, thải độc, nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa. Bên cạnh đó các thảo dược quý của Việt Nam như Fallopia multiflora (Hà thủ ô đỏ), Rehmania glutinosa Libosch (thục địa), Vigna unguiculata subsp. Cylindrica ( hắc đậu)… được nhắc đến trong nhiều dược điển thế giới giúp đen tóc, đẹp da, tăng cường sức khỏe…