Tăng Calci máu
12:03 - 19/06/2018
Tăng calcị máu là khi calci máu > 2,6 -2,7mmol/l hoặc calci ion hóa > 1,3mmol/l. Tăng calci máu cấp tính thường có calci máu tăng cắo > 3,5mmol/l và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh
1. Đại cương
Tăng calci máu là khi calci máu > 2,6 -2,7mmol/l hoặc calci ion hóa > 1,3mmol/l. Tăng calci máu cấp tính thường có calci máu tăng cao > 3,5mmol/l và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tốc độ tăng calci máu có ảnh hưởng quan trọng đến mừc độ nặng và triệu chứng. Nguyên nhân thường gặp nhất là cường cận giáp và bệnh lí ác tính. Biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng thần kinh cơ và thận. Điều trị cấp cứu cơ bản nhất là bồi phụ thể tích, truyền dịch.
2. Chẩn đoán
♦ Chẩn đoán xác định
- Biểu hiện gợi ý tăng calci máu: mệt, buồn nôn và nồn; ngủ gà, lẫn lộn, loạn thần, hôn mê; mất nước, đái nhiều; suy thận; nhịp tim nhanh, QT ngắn, rối loạn dẫn truyền, rối loạn nhịp tim.
- Biểu hiện của bệnh lí nguyên nhân hoặc của yếu tố khởi phát gây tăng calci máu: cường cận giáp, cường giáp, ung thư, dùng nhiều vitamin D, thuốc lợi tiểu thiazid.
- Xét nghiệm calci máu > 2,6mmol/l hoặc caỉci ion hóa > 1,3mmol/L. cần tính calci hiệu chỉnh khi có giảm albumin máu [Ca hiệu chỉnh = Ca đo + 0,02 (40 - aỉbumin máu)].
- Cần ghi điện tim và Ịàm các xét nghiệm máu: điện giải đồ thường quy (Na, K, Clo) bao gồm cả calci phospho; protein, albumin; creatinin máu.
♦ Chẩn đoán phân biệt
- Phân biệt với các trường hợp mất nước, suy thận do nguyên nhân khác, do rối loạn điện giải khác (tăng Na, tăng ALTT do tăng glucose máu).
- Phân biệt rối loạn ỷ thức do bệnh lí tồn thương thần kinh hoặc rối loạn chuyển hóa khác.
♦ Chẩn đoán nguyên nhân: các nguyên nhân thường gặp
- Bệnh lí ác tính (đa u tủy xương, ung thư di căn xương).
- Cường cận giáp.
- Bất động lâu ngày.
- Ngộ độc vitamin D.
- Cường giáp.
- Bệnh lí u hạt (bệnh sarcoid...).
3. Điều trị cấp cứu
- Bệnh nhân tăng calci máu nặng cần đưực nhập viện điều trị.
- Tiến hành điều trị ngay cho các trường hợp tăng calci máu có biểu hiện lâm sàng và/hoặc tăng calci máu nặng (caỉci máu > 3,5mrnol/l hoặc calci ion > 3,0mmoỉ/ỉ).
a. Đặt đường truyền tĩnh mạch tốt; nên có đường truyền tĩnh mạch trung tâm
b. Bồi phụ đủ thể tích nhanh chóng và lợi tiểu mạnh
- Truyền NaCI 0,9%, thường khoảng 2-4 IÍt Ư24 giờ đầu, điều chỉnh tùy theo ALTMTT, huyết động, lương nước tiểu; theo dõi điện giải (Ca, Na, K) 4-8 giờ/lần, bồ sung thêm kali tùy theo kali máu.
- Lợi tiểu furosemid (Lasix®) sau khi đã bù thẻ tích và ổn định huyết động; liều thông thường 20- 40mg tiêm tĩnh mạch/4-12 giờ.
c. Các điều trị phối, hợp khác nếu có điều kiện (biphosphonat, calcitonin, glucocorticoid, lọc máu)
- Ức chế hủy xương: biphosphonat thường được ỉựa chọn hàng đầu do tác dụng mạnh, tuy nhiên thời gian bắt đầu tác dụng chậm (24 - 36 giờ) vả kéo dảl (7 - 30 ngày). Calcitonin tác dụng nhanh hơn (vài giờ) và ngắn hơn (2-3 ngày) nên thường được dùng phối hợp với biphosphonat trong những ngày đầu điều trị tấng calci máu nặng.
- Biphosphonat: Aredia® (pamidronat) 60 - 90mg (1 - 1,5mg/kg) pha với 500mỉ NaCỈ 0,9%, truyền tĩnh mạch trong 2-6 giờ.
- Calcitonin: 250 - 400 Uỉ (4-8 Ul/kg) pha với NaCỈ 0,9%, truyền tĩnh mạch trong 6 - 8 giờ. Có thể dùng đường tiêm dưới da hoặc tiêm bắp: 4 UI/kg/12 giờ.
- Glucocorticoid: prednisolon (Solumedrol® ) 50 - 100mg/ngày, tiêm tĩnh mạch. Dùng trong trường hợp tăng calci do ngộ độc vitamin D, bệnh sarcoid, đa u tủy xương, u lympho, lơ xê mi.
- Lọc máu: tác dụng nhanh nhưng ngắn; áp dụng trong trường hợp tăng calcỉ máu nặng đe dọa tính mạng không đáp ừng VỚI điều trị ban đầu (đã nêu ờ trên), bệnh nhân có suy thận, phù phổi.
4. Phòng bệnh
- Phát hiện sớm và điều trị bệnh lí nguyên nhân.
- Chú ý phát hiện táng calci máu trong bệnh cảnh gọi ý (bệnh lí nguyên nhân, dấu hiệu lâm sàng và điện tim) để chẩn đoán và điều trị sớm tăng calcí, phòng và hạn chế được các biến chứng.
Trích nguồn: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nội khoa bệnh viện Bạch Mai