Tác dụng sinh học của Nano Curcumin với dạ dày
11:50 - 09/07/2018
Curcumin là hợp chất polyphenol tự nhiên, hoạt chất chiết xuất từ củ Nghệ được biết đến với đặc tính trị liệu và dược lý đa dạng. Nhưng sự kém tan trong nước, tính chất lý hóa bất ổn và nhanh bị thanh thải dẫn đến hấp thu kém và sinh khả dụng đường uống thấp là thách thức lớn cho Curcumin khi ứng dụng trong lâm s&
1. Vai trò của Curcumin và Nano Curcumin trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng
- Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý phổ biến ở nước ta, nguyên nhân chính là do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ.
+ Yếu tố bảo vệ: Chất nhầy, HCO3–, hàng rào niêm mạc
+ Yếu tố phá hủy: HCL + Pepsin
- Theo nhiều thống kê, Helicobacter pylori (HP) đã được tìm thấy trong 80% bệnh nhân có loét dạ dày, và 90% có loét tá tràng. Phác đồ điều trị phối hợp 2 kháng sinh (amoxicilin + clarithromycin/metronidazol) với thuốc ức chế bơm proton (omeprazol) và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (muối bismuth) đã có hiệu quả làm lành vết loét tới 80 – 90% sau vài tuần điều trị [1]. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát sau một thời gian do chủng HP kháng thuốc, do các tác dụng phụ của thuốc, do giá thành điều trị còn cao, do bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Vì vậy vẫn cần tìm một phương pháp mới, một thuốc mới có hiệu quả hơn.
- Nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng đã cho thấy hiệu quả của Curcumin trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng . Cùng với tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, Curcumin góp phần tạo ra một lớp nhầy có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hơn nữa, bản thân nghệ còn có tính kháng acid, do đó giảm tiết acid dạ dày (do histamine gây ra) bởi liên kết cạnh tranh phụ thuộc liều sử dụng vào thụ thể histamin H2. Curcumin cũng ức chế in vitro sự tăng trưởng và độ bám dính của vi khuẩn Helicobacter pylori, nguyên nhân gây loét và là tác nhân thúc đẩy ung thư ở đường tiêu hóa (dạ dày, đại tràng). Trong một nghiên cứu trên động vật bị loét dạ dày gây ra bởi indomethacin, Curcumin có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày phụ thuộc vào liều; với 60 mg Curcumin/kg trọng lượng cơ thể có thể ngăn chặn 85% các hủy hoại gây ra do indomethacin. Trong một nghiên cứu của Thái Lan, 19 trong 25 bệnh nhân bị loét dạ dày được chữa lành sau mười hai tuần điều trị bằng Curcumin (5 lần/600 mg/ngày). Bổ sung Curcumin cũng cho thấy lợi ích trên một số bệnh nhân có triệu chứng như khó tiêu, viêm dạ dày và kích thích niêm mạc [2,3].
- Nghiên cứu đăng trên tạp chí The Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health năm 2001 đánh giá tác dụng của Curcumin trên những bệnh nhân có triệu chứng loét đường tiêu hóa. Nghiên cứu tiến hành trên 45 bệnh nhân viêm loét dạ dày, 24 nam và 21 nữ, tuổi từ 16 – 60. 25 bệnh nhân, 18 nam và 7 nữ, được kiểm tra, vết loét của họ nằm trong bóng tá tràng và dạ dày. Kích thước loét khác nhau từ 0,5 đến 1,5 cm. Kết quả sau 4 tuần cho thấy loét đã biến mất trong 48% (12 trường hợp), 18 trường hợp đã không có loét sau 8 tuần điều trị, 19 trường hợp (76%) không có vết loét sau 12 tuần điều trị. Hoạt tính kháng khuẩn của Curcumin chống lại 65 chủng lâm sàng của H. pylori trong thí nghiệm in vitro và trong quá trình miễn dịch chống lại nhiễm H. pylori in vivo cũng đã được chứng minh. MIC – nồng độ ức chế tối thiểu của Curcumin từ 5 mg/ml đến 50 mg/ml, cho thấy hiệu quả của nó trong ức chế tăng trưởng H. pylori in vitro không phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của các chủng [4,5].
⇒ Tóm lại, từ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho đến thử nghiệm lâm sàng đã ghi nhận hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày của Curcumin.
- Với nhiều tác dụng như vậy nhưng do sinh khả dụng rất thấp nên ít được hấp thu, để giải quyết nhược điểm của Curcumin các nhà khoa học đã nghiên cứu và áp dụng thành công công nghệ Nano vào trong sản xuất Curcumin, bào chế Curcumin dưới dạng tiểu phân nano có kích thước chỉ từ 30 – 70 nm, kích thước này làm cho chúng có độ bám dính cực mạnh, dễ hấp thu có thể nâng được sinh khả dụng của Curcumin lên tới trên 95%.
- Nano Curcumin được bào chế dưới dạng các hạt siêu nhỏ giúp tan tốt trong nước, công nghệ sủi giúp hoạt chất thẩm thấu vào máu nhanh chóng để phát huy hiệu quả, hỗ trợ làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày, tá tràng và đường tiêu hóa, giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa mạnh, giải độc gan, tăng cường chức năng gan mật, phòng ngừa và hạn chế sự phát triển của các khối u, cải thiện triệu chứng viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp; giúp làm lành da, tốt cho phụ nữ sau sinh…
2. Tài liệu tham khảo
1. John Del valle – Peptic Ulcer Disease and Related Disorders – Harrison’s Principles of Internal Medicine – 15th Edition (CD Disk).
2. Prucksunand, C., et al., Phase II clinical trial on effect of the long turmeric (Curcuma longa Linn) on healing of peptic ulcer. Southeast
3. Asian J Trop Med Public Health, 2001. 32(1): p. 208-15.
4. Swarnakar, S., et al., Curcumin regulates expression and activity of matrix metalloproteinases 9 and 2 during prevention and healing of indomethacin-induced gastric ulcer. J Biol Chem, 2005. 280(10): p. 9409-15.
5. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11485087
6. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19204190
7. Tuorkey M., Karolin K. Anti-ulcer activity of curcumin on experimental gastric ulcer in rats and its effect on oxidative stress/antioxidant, IL-6 enzyme activities.Biomedical and Environmental Sciences, 2009, vol 27, issue 6:488-495.
8. Morsy MA., El-Moselhy MA. Mechanisms of the protective effects of curcumin against indomethacin-induced gastric ulcer in rats. Pharmacology,2013, 91(5-6):267-74’