Cách phòng chống đột quỵ trong những ngày hè nắng nóng
10:13 - 12/06/2018
Nắng nóng và những thay đổi đột ngột về thời tiết là những nguyên nhân gây ra đột quỵ (tai biến mạch máu não) mà thường các bệnh nhân đều không nghĩ tới. Những bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, xơ vữa động mạch cần đặc biệt lưu ý nhiệt độ ngoài trời và các biện pháp tránh
1. Dịch tễ
• Những ngày cao điểm nắng nóng, lượng bệnh nhân (đặc biệt là người cao tuổi) nhập viện do tai biến mạch máu não tăng lên đột biến tại các bệnh viện lớn như: Bạch Mai, Lão Khoa, Bệnh viện hữu nghị Việt-Xô, Bệnh viện E …
• Nếu như ngày thường, khoa Thần kinh – bệnh viện Bạch Mai trung bình tiếp nhận khoảng 8-10 bệnh nhân thì nay tăng lên khoảng 12-15 người bệnh. Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do mất máu nuôi dưỡng noã, làm các tế bào não chết dần
2. Hậu quả của tai biến mạch máu não
• Hậu quả của tai biến mạch máu não sẽ dẫn đến tổn thương thần kinh ở các mức độ khác nhau, có thể là liệt nửa người, sống thực vật, thậm chí là tử vong. Nguyên nhân của đột quỵ là do tổn thương mạch máu gây nên xuất huyết não (mạch máu não bị vỡ) hoặc nhồi máu não (mạch máu não bị tắc)
• Tai biến mạch máu não có tỉ lệ tử vong là 50% (tỉ lệ tử vong cao thứ 3 trong tất cả các bệnh chỉ sau ung thư và tim mạch) 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các thương tật về thần kinh và vận động và trở thành gánh nặng cho gia đình. Tỉ lệ tử vong do đột quỵ tại Việt Nam kể từ năm 2013 đến nay có giảm (khoảng 17%) so với trước kia nhưng số lượng bệnh nhân bị tàn tật do đột quỵ lại có xu hướng tăng mạnh (chiếm khoảng 90%) với nhiều di chứng nặng nề
• Theo khuyến cáo của Hoa Kỳ, khoảng 200.000 dân thì cần một đơn vị đột quỵ (là một đơn vị đặc hiệu trong khoa cấp cứu hoặc kho thần kinh, với nhân lực và trang thiết bị chuyên biệt điều trị đột quỵ). Với dân số Việt Nam hiện nay, ước tính khoảng 86 triệu người sẽ cần tới 430 đơn vị đột quỵ trong khi nước ta chỉ có 21 đơn vị. Trong những đơn vị đột quỵ hiện có, lại chủ yếu tập trun tại các thành phố lớn như TP. HCM (10 đơn vị) và Hà Nội (3 đơn vị). Nhiều tỉnh, thành phố còn chưa có đơn vị đột quỵ (Theo Trần Ngọc Trung, Tai biến mạch máu não – Những điều cần biết, NXB Y học 2008)
3. Phòng tránh tai biến mạch máu não (đột quỵ) trong những ngày nắng nóng
• Vào mùa hè, nhiệt độ cơ thể người tăng cao, người già nên hạn chế ra ngoài trời vào những lúc nắng gắt. Với những người mắc các bệnh tim mạch, khi dùng điều hoà nhiệt độ nên nhớ chỉ khống chế nhiệt độ ở khoảng 27 độ C và mức chênh lệch nhiệt độ trong phòng – ngoài trời không vượt quá 7 độ C
• Chú ý thường xuyên bổ sung nước, đề phòng máu tăng đặc dần dẫn đến hình thành huyết khối (cục máu đông), tập thói quen khi không khát cũng uống nước. Sáng sớm sau khi ngủ dậy, hãy uống một cốc nước ấm, mỗi ngày ngoài hấp thu lượng nước kèm theo các bữa cơm, còn nên uống ít nhất là 1 lít nước đun sôi để nguội hoặc nước chè loãng
• Theo các chuyên gia, những người có nguy cơ cao bị đột quỵ là những người cao tuổi, người cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu (mỡ máu cao), xơ vữa động mạch, người hút thuốc lá … nên áp dụng sớm các biện pháp phòng ngừa. Ngoài thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, năng tập thể dục, còn phải kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu, đường huyết… Việc ngăn ngừa huyết khối cũng rất quan trọng vì đó là một trong những nguyên nhân chính dẫ đến nhồi máu não