Thiếu máu trong thai nghén

Thiếu máu trong thai nghén

17:25 - 21/05/2018

Thiếu máu trong thai nghén chiếm từ 10 - 15%,thiếu máu nặng chiếm 1/5 trường hợp tổng số thiếu máu trong thai kỳ. Bệnh lý thiếu máu sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong mẹ và thai nhi (có thể suy thai, đẻ non...)

1. Sự thay đổi huyết học lúc mang thai.

♦ Trong cơ thể của sản phụ mang thai, luôn có sự tăng thể tích huyết tương biểu hiện ngay ở ba tháng đầu của thai kỳ, thường tăng trong khoảng từ 30 - 50% lúc cuối thời kỳ thai nghén). Thường có sự tăng nhiều thể tích huyết tương hơn là huyết cầu (đặc biệt là hồng cầu) dẫn đến sự giảm hematocrit, chính vì vậy không thể dựa vào yếu tố hematocrit để chẩn đoán tình trạng thiếu máu.

♦ Chuyển hóa sắt cũng biến đổi trong lúc có thai và nhu cầu của nó thường tăng lên:

♦ Do tăng tạo hồng cầu.

♦ Do nhu cầu của thai, thay đổi từ 200 - 300 mg và tăng gấp đôi trong trường hợp song thai.

♦ Việc không hành kinh trong lúc có thai cũng làm hạn chế sự tiêu thụ sắt. Ngoài ra, hấp thụ sắt khi có thai tăng từ 30 - 90% và tình trạng cần huy động sắt dự trữ của mẹ đã cho phép giữ được cân bằng cung cầu trong giai đoạn cuối của thai kỳ nếu không có tình trạng thiếu sắt trước khi có thai hay tiêu thụ sắt bất thường do đa thai hay tình trạng chảy máu trong thai kỳ.

♦ Hiện tượng mất máu trong lúc sổ rau hay cho con bú trong thời kỳ hậu sản còn làm tăng nhu cầu sử dụng sắt và chính các lần mang thai quá gần nhau sẽ không cho phép tái tạo lại kho dự trữ sắt của sản phụ.

♦ Một sự thay đổi khác trong thời kỳ mang thai là chuyển hóa acide folic. Acide folic là một đồng yếu tố cần cho việc tổng hợp AND. Nếu việc tổng hợp này bất thường sẽ có ảnh hưởng lên nguyên hồng cầu, nó sẽ sinh ra các hồng cầu to bất thường nhưng lại chứa một lượng hemoglobin bình thường. Acide folic rất cần cho mẹ và thai nhi. Nhu cầu acide folic thường tăng gấp đôi trong lúc mang thai. Nếu chế độ ăn uống đầy đủ sẽ cho phép thỏa mãn sự đòi hỏi cần tăng lên ngoại trừ trường hợp có rối loạn việc hấp thụ acide folic và thiếu acide folic thường phối hợp với việc thiếu sắt. Đây cũng chính là hai nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu trong thai kỳ.

♦ Đặc biệt, nếu thiếu Vitamin B12 cũng gây ra thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Cho nên biểu hiện thiếu máu trong thai kỳ được biểu hiện tình trạng thiếu sắt, hiếm gặp hơn là thiếu Folat.

2. Định nghĩa thiếu máu trong thai nghén

Người ta định nghĩa thiếu máu trong thai nghén khi tỷ lệ hemoglobin (Hb)<10g/100ml và được gọi là thiếu máu nặng nếu Hb < 8g/100ml máu.

3. Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây nên thiếu máu trong thai nghén.

- Đẻ nhiều lần.

- Cho con bú kéo dài.

- Đa thai.

- Chảy máu kéo dài trước lúc có thai (rong kinh...)

- Chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng.

- Về góc độ dịch tể học thì các phụ nữ Bắc Phi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi nói trên.

Ngoài ra, một yếu tố thuận lợi khác là nhiễm khuẩn đường tiết niệu (đặc biệt là nhiễm khuẩn mãn tính đường tiết niệu cũng thường gây nên thiếu máu).

4. Triệu chứng lâm sàng.

- Da, niêm mạc nhợt nhạt.

- Suy nhược cơ thể.

- Nhịp tim nhanh, khó thở, ù tai, chóng mặt.

- Có thể viêm lưỡi (3 tháng cuối thai kỳ)

- Vàng da nhẹ: có thể do thiếu Folat

5. Triệu chứng cận lâm sàng.

- Xét nghiệm công thức máu: hồng cầu giảm.

- Hemoglobin (Hb) giảm < 10g/100ml máu.

- Xét nghiệm tủy đồ: hồng cầu nhỏ, hồng cầu to, hồng cầu bình thường tùy theo loại thiếu máu.

- Xét nghiệm sắt huyết thanh, Acide folic, Folat đều giảm.

6. Tiên lượng.

♦ Thiếu máu trong thai nghén có thể dẫn đến:

- Nguy cơ đẻ non, suy dinh dưỡng thai nhi.

- Tăng thể tích bánh rau.

- Nếu chảy máu thêm trong thai kỳ, lúc chuyển dạ, sau đẻ... thì tình trạng sản phụ nặng hơn so với sản phụ bình thường.

- Tình trạng thiếu Oxygen làm mẹ mệt, nhịp tim nhanh lên.

- Trong giai đoạn hậu sản, thiếu máu thường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu sản (viêm tắc tĩnh mạch)

7. Điều Trị

- Nếu tỷ lệ Hb > 8g/100ml cho sản phụ dùng (sắt) Fe với liều 200mg mỗi ngày là đủ, không cần chuyền máu cho sản phụ. Có thể dùng các loại như Tardyferon 80 mg, Tardyferon B9, Ferrous sulfate: dùng lien tục trong thời kỳ mang thai và cả trong 6 tháng đầu sau đẻ. Nếu bệnh nhân không dung nạp thuốc sắt qua đường tiêu hóa (trong 3 tháng đầu thai nghén nếu nôn nhiều), có thể dùng đường tiêm: Jectofer 100 mg: dùng hai ống tiêm bắp 2 ống mỗi ngày.

- Nếu tỷ lệ Hb < 8g/100ml có thể truyền máu thêm cho sản phụ. Nên truyền máu trước tuần lễ thứ 36 hay trong điều trị dọa đẻ non, phối hợp điều trị thêm sắt tối thiểu một tháng để đề phòng mất bù máu lúc đẻ và sau sổ rau.

- Điều trị dự phòng ở tuyến dưới trong quản lý thai nghén bằng cách cho sản phụ dùng sắt suốt thai kỳ (đặc biệt nhóm sản phụ có nguy cơ thiếu máu).

- Cho sử dụng sắt dự phòng Ferrous sulfate 100mg mỗi ngày. Ngoài sắt cần sử dụng phối hợp acide folic, Folat (đối với mẹ có tiền sử con họ bị dị dạng ống thần kinh (tật nứt đốt sống) hay đã dùng các loại thuốc kháng acide folic, thậm chí điều trị dự phòng ba tháng trước khi thụ thai: cho Speciafuldine 5mg một ngày hay Lederfolin 15 ngày uống một ống.

8. Phòng bệnh

♦ Cần phát hiện nguy cơ thiếu máu trong thai nghén bằng cách cho xét nghiệm:

- Công thức máu: ở tháng thứ tư của thai nghén và tùy kết quả để xử trí.

- Xét nghiệm Hemoglobin để điều trị nếu Hb < 10g/100ml.

♦ Nếu khám phát hiện có hạch, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu đa nhân trung tính, bệnh bạch cầu cấp, u lymyho bào, xuất huyết giảm tiểu cầu di truyền... cần mời thêm chuyên khoa huyết học truyền máu để cùng hội chẩn và điều trị.

9. Kết luận

♦ Đối với các nước chậm tiến hay các nước đang phát triển như nước ta hiện nay vẫn còn xuất hiện tình trạng thiếu máu trong thai kỳ cho nên việc quản lý thai nghén cần làm tốt về chất lượng, từ đó có phương án đề phòng các nguy cơ xảy ra cho mẹ và con do tình trạng thiếu máu gây ra.

Mama care DHA Nhập khẩu Canada cung cấp rất nhiều vi chất thiết yếu cho bà bầu, đặc biệt với hàm lượng DHA cao từ 150 mg đến 300mg/ ngày giúp bà mẹ có sức khỏe tốt để có khởi đầu hoàn hảo cho cả mẹ và con.

mama care DHA nen

Hướng dẫn mua hàng, thanh toán và giao nhận
Chính sách bảo mật thông tin
Nguyên nhân gây lượng nước tiểu khác thường ở người cao tuổi
Tiểu ra máu ở người cao tuổi
Bệnh run tay