Hướng điều trị thoái hóa khớp

Hướng điều trị thoái hóa khớp

17:46 - 17/05/2018

Thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và phá hủy sụn và xương dưới sụn, nghiêng về phá hủy. Sự mất cân bằng này có thể bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hóa và chấn thương nhưng không do viêm.

1/ Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và phá hủy sụn và xương dưới sụn, nghiêng về phá hủy. Sự mất cân bằng này có thể bắt đầu bởi nhiều yếu tố: di truyền, phát triển, chuyển hóa và chấn thương nhưng không do viêm. Biểu hiện lâm sàng là đau khớp mạn tính có tính chất cơ học, không có biểu hiện viêm.

2/ Triệu chứng lâm sàng

- Đau khớp: Đau thường liên quan đến vận động nhất là các động tác gây tăng áp lực lên khớp như lên xuống cầu thang, đứng dậy từ tư thế ngồi xổm... Đau âm ỉ, tăng khi vận động, khi thay đổi tư thế, giảm đau về đêm và khi nghỉ ngơi. Đau diễn biến thành từng đợt, dài ngắn tùy trường hợp, hết đợt có thể hết đau, sau đó tái phát đợt khác hoặc có thể đau liên tục tăng dần.

- Hạn chế vận động: Các động tác làm tăng áp lực lên khớp như bước lên hoặc xuống cầu thang, đang ngồi ghế đứng dậy, ngồi xổm, đi bộ lâu làm xuất hiện cơn đau.

- Biến dạng khớp: thường do mọc các gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.

- Các dấu hiệu khác:

+ Tiếng lạo xạo khi vận động khớp.

+ Dấu hiệu “phá rỉ khớp”: là dấu hiệu cứng khớp vào buổi sáng kéo dài không quá 30 phút.

+ Có thể sờ thấy các “chồi xương” ở quanh khớp.

+ Tràn dịch khớp: đôi khi gặp, do phản ứng viêm thứ phát của màng hoạt dịch.

+ Thường không có biểu hiện toàn thân.

3/ Điều trị thoái hóa khớp như thế nào?

Nguyên tắc chung

- Làm giảm triệu chứng đau.

- Duy trì, hoặc điều trị phục hồi chức năng của các khớp.

- Hạn chế tàn phế.

- Tránh các tác dụng độc do dùng thuốc.

3.1/ Điều trị nội khoa

Các biện pháp điều trị chung

- Giáo dục bệnh nhân: về nguyên nhân, điều trị, kiểm soát cân nặng, tránh cho khớp bị quá tải bởi vận động và cân nặng, tập thể dục phù hợp.

- Các biện pháp không dùng thuốc:

+ Vật lý trị liệu: tập thể dục, kích thích điện, siêu âm, Điện từ trường cao tần, liệu pháp nhiệt, xoa bóp, Thủy trị liệu, bùn khoáng, nước suối khoáng, nẹp, dụng cụ chỉnh hình, dụng cụ hỗ trợ.

+ Các biện pháp y học cổ truyền: châm, cứu…

- Điều trị bằng thuốc:

+ Thuốc tác dụng tại chỗ

+ Thuốc giảm đau đơn thuần; thuốc giảm đau thuộc nhóm gây nghiện

+ Thuốc kháng viêm không steroid

+ Thuốc tiêm corticoid vào khớp; tiêm acid Hyaluronic vào khớp

+ Thuốc làm thay đổi cấu trúc sụn khớp

- Phẫu thuật: Nội soi rửa ổ khớp, cắt xương - chỉnh trục khớp, phẫu thuật thay
khớp

Điều trị bảo tồn

* Điều trị triệu chứng

- Sử dụng các biện pháp không dùng thuốc.

- Sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau:

+ Các thuốc giảm đau không steroid bôi tại chỗ.

• Thuốc giảm đau thông thường: paracetamol, salicilat

• Thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (NSAID) khi các thuốc giảm đau thông thường không hiệu quả. Tùy theo cơ địa bệnh nhân mà lựa chọn các nhóm NSAID sao cho phù hợp nhằm đạt được sự an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân.

• Tiêm corticoid vào khớp: dùng cho các trường hợp thoái hóa khớp kèm theo phản ứng viêm nhất là khi có tràn dịch khớp. Sau khi hút dịch khớp có thể tiêm corticoid vào ổ khớp.

• Thuốc dãn cơ: Đối với đau cột sống do thoái hóa có kèm theo co cứng cơ có thể cho thêm nhóm dãn cơ (Mydocalm, Myonal,...).

• Điều trị rễ thần kinh: Trong trường hợp bệnh nhân có hội chứng rễ thần kinh do thoái hóa cột sống chèn ép thì sử dụng:

- Nhóm giảm đau thần kinh như: Gabapentin, Pregabalin.

- Các thuốc phục hồi thần kinh ngoại vi như: vitamin nhóm B liều cao (nerobion, H5000).

- Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh: nivalin, paralyse.

- Thuốc bảo vệ bao myelin: nucleo CMP, alton CMP.

* Điều trị lâu dài

Thuốc làm giảm quá trình thoái hóa và bồi dưỡng sụn khớp: Glucosamine sulphate 1500mg/ngày, Diacerin 50mg x 2viên/ ngày.

Tiêm Hyaluronic acid (HA) vào ổ khớp: tác dụng thay thế dịch khớp, bảo vệ các tổ chức của khớp, cải thiện cấu trúc của sụn khớp. Chỉ định điều trị thoái hóa khớp gối ở các giai đoạn (trừ khi có chỉ định thay khớp)

Liều dùng: tùy theo trọng lượng của phân tử HA có thể tiêm 3 đến 5 lần cách nhau mỗi tuần (hiện nước ta chưa có loại tiêm 1 lần), có thể nhắc lại mỗi 6 tháng - 12 tháng.

Cung cấp các sản phẩm có peptan: (như jex max) để phục hồi xương dưới sụn. Peptan là một peptid cung cấp nhiều loại acid amin quý với độ tinh chiết rất cao mà không được tìm thấy trong các loại protein khác. Các nghiên cứu cho thấy hơn 90% thành phần của peptan được tiêu hóa và hấp thụ trong vòng 12 giờ sau khi uống, nhanh chóng có mặt trong mô liên kết tại sụn và xương dưới sụn để kích thích các tế bào sụn và tạo cốt bào tổng hợp nhiều hơn các thành phần chất nền cho xương khớp là Collagen và Aggrecan.

Peptan tác dụng đặc biệt trên sụn khớp, kích thích tế bào sụn sản xuất các chất căn bản:
Aggrecan - thành phần tham gia cấu tạo và dịch khớp.

* Điều trị phẫu thuật
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh thoái hóa khớp mà có phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên khi khớp đã bị hư tổn trầm trọng, các biện pháp dùng thuốc và phục hồi chức năng không đạt kết quả thì lúc này nên dùng phương pháp phẩu thuật khớp. Đây là một phương pháp rất hiệu quả cho những người mắc bệnh thoái hóa khớp mức độ nặng.

- Phương pháp mổ nội soi

Tùy theo mức độ tổn thương mà người ta có thể phẫu thuật mổ nội soi sửa chữa tổn thương do thoái hóa. Đối với tổn thương mất sụn có thể tiến hành can thiệp ghép sụn, nếu không ghép được thì làm sạch nơi tổn thương và kích thích các mô ở khớp phát triển làm đầy phần sụn đã mất.

Sau khi vô cảm, bằng vài đường rạch da nhỏ, dụng cụ nội soi được đưa vào trong khớp để kiểm tra và làm sạch khớp. Cắt màng hoạt dịch đang bị viêm bằng dao đốt điện, lấy bỏ những mạnh sụn bị bong ra có thể gây kẹt khớp, làm sạch những chổ rách của sụn chêm… Phẫu thuật nội soi có thể giúp giảm đau một thời gian, tuy nhiên nó không thể áp dụng cho tất cả mọi trường hợp.

- Phương pháp đục xương chỉnh trục

Nếu quá trình thoái hoá làm bào mòn lớp sụn được khu trú trong một ngăn của khớp gối (có thể là ngăn trong hoặc ngăn ngoài) đồng thời gây biến dạng vẹo trong hoặc vẹo ra ngoài thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp đục xương chỉnh trục.
Thay đổi trục cơ học của khớp gối, làm cho khớp gối chịu lực lên ngăn còn lại không bị mòn lớp sụn. Phẫu thuật này thường áp dụng cho những người còn trẻ tuổi, nó giúp giảm đau kéo dài một thời gian khá lâu.

- Phương pháp thay khớp nhân tạo

Nếu khớp đã bị hư trầm trọng, lớp sụn đã bị bào nhiều thì áp dụng phương pháp thay khớp nhân tạo. Sau khi cắt bỏ phần sụn bị bào mòn, một khớp nhân tạo mới được đặt vào trong khớp. Thay khớp thực sự là thay bề mặt sụn khớp đã bị bào mòn bằng một lớp nhựa cao phân tử nhân tạo. Cho nên mọi vận động và chịu lực của khớp gối bây giờ sẽ do lớp nhựa nhân tạo này đảm trách. Chính vì vậy người bệnh đi đứng chịu lực không đau, vận động khớp gối được cải thiện rõ rệt.
Phẫu thuật thay khớp được tiến hành khi các biện pháp điều trị nói trên không còn giá trị và tổn thương khớp quá nặng. Thay khớp phải cân nhắc tuổi của bệnh nhân vì tuổi của khớp nhân tạo chỉ khoảng 15 năm, nên chỉ định cho những trường hợp trên 60 tuổi.

Mỗi phương pháp phẩu thuật đều có ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Không có phương nào là tốt hơn phương pháp nào. Nhưng đối với một người bệnh cụ thể thì chỉ có một phương pháp tốt nhất. Chính vì vậy nếu khám xét cẩn thận, đánh giá chính xác và chú ý đến nhiều yếu tố liên quan khác thì người bệnh sẽ nhận được phương pháp hiệu quả nhất

Trích nguồn: PGS-TS, Bác sĩ Hà Hoàng Kiệm

Osteophytum Comprimes nhập khẩu Pháp có khả năng chống viêm và giảm đau, thúc đẩy và sản sinh dịch nhờn tại các ổ khớp phù hợp với những người có biểu hiện thoái hóa vùng sụn khớp, viêm khớp, thấp khớp, đau mỏi xương khớp…Đây có thể được coi là sản phẩm phù hợp trong hỗ trợ giảm đau cho bệnh nhân và là giải pháp bảo tồn đúng hướng điều trị đã được nêu trên.

Osteophytum comprimes và gel bôi đau nhức xương khớp

Hợp tác phân phối sản phẩm
Nguyên nhân gây lượng nước tiểu khác thường ở người cao tuổi
Tiểu ra máu ở người cao tuổi
Bệnh run tay
Phòng và điều trị cảm cúm mùa đông cho trẻ nhỏ như thế nào?