Đái Tháo Đường và những điều cần biết.

Đái Tháo Đường và những điều cần biết.

16:49 - 23/05/2018

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính do rối loạn chuyển hóa Carbonhydrat, hậu quả của tình trạng thiếu Insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Điểm nổi bật chung của bệnh là tình trạng tăng đường huyết thường xuyên, mạn tính, đi cùng với các rối loạn sâu sắc về chuyển hóa đường, đạm, mỡ.

1. Định nghĩa

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính do rối loạn chuyển hóa Carbonhydrat, hậu quả của tình trạng thiếu Insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Điểm nổi bật chung của bệnh là tình trạng tăng đường huyết thường xuyên, mạn tính, đi cùng với các rối loạn sâu sắc về chuyển hóa đường, đạm, mỡ.

2. Chẩn đoán ĐTĐ

Đái tháo đường

- Đường huyết (ĐH) lúc đói  ≥ 126 mg/dL (7,0mmol/L) Hoặc

- ĐH sau 2h khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200mg/dL (11,1 mmol/L)

Hoặc

- ĐH ngẫu nhiên ≥ 200mg/dL (11,1 mmol/L) ở BN có các triệu chứng cổ điển của tăng ĐH

- HbA1C ≥ 6,5% xét nghiệm theo phương pháp sắc ký long cao áp

- Nếu không làm được xét nghiệm HbA1C: đo ĐH lúc đói, 2 lần ở những ngày khác nhau

Những điểm cần lưu ý:

- Nếu chẩn đoán dựa vào glucose huyết tương lúc đói và/hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống, thì phải làm hai lần vào hai ngày khác nhau.

- Có những trường hợp được chẩn đoán là đái tháo đường nhưng lại có glucosehuyết tương lúc đói bình thường. Trường hợp này phải ghi rõ chẩn đoán bằng phương pháp nào. Ví dụ “Đái tháo đường typ 2- Phương pháp tăng glucose máu bằng đường uống”.

Tiền ĐTĐ

- Tăng đường huyết lúc đói

+ ĐH lúc đói = 100 -125mg/dL (5,6 - 6,9 mmol/L)

- Rối loạn dung nạp Glucose:

+ ĐH sau 2h khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose = 140 - 199mg/dL (7,8 - 11,0 mmol/L)

- HbA1C = 5,7 -  6,4%

ĐTĐ thai kỳ

- ĐH lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1mmol/L)

- ĐH sau 1h khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 180 mg/dL (10,0mmol/L)

- ĐH sau 2h khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 153 mg/dL (8,5mmol/L) 

3. Phân loại

3.1. ĐTĐ typ 1 (Phá hủy tế bào β, thường đưa đến thiếu insulin tuyệt đối )

A. Qua trung gian miễn dịch

B. Vô căn

3.2. ĐTĐ typ 2 ( Do khiếm khuyết tiết insulin tiến triển trên nền kháng insulin)

3.3. Các typ chuyên biệt khác

- Khiếm khuyết di truyền chức năng tế bào β

- Khiếm khuyết di truyền tác dụng của insulin

- Bệnh tụy ngoại tiếtDo thuốc hoặc hóa chất

- Tăng đường huyết thứ phát

3.4. ĐTĐ Thai kỳ: Bất kỳ tình trạng rối loạn dung nạp glucose nào khởi phát hoặc lần đầu tiên phát hiện trong thai kỳ

4. Sinh lý bệnh

Đái tháo đường typ 2

- Suy giảm chức năng tế bào beta và kháng insulin:

- Tình trạng thừa cân, béo phì, ít hoạt động thể lực, là những đặc điểm thườngthấy ở người đái tháo đường typ 2 có kháng insulin. Tăng insulin máu, kháng insulincòn gặp ở người tiền đái tháo đường, tăng huyết áp vô căn, người mắc hội chứng chuyển hóa v.v…

- Người đái tháo đường typ 2 bên cạnh kháng insulin còn có thiếu insulin- đặc biệt khi lượng glucose huyết tương khi đói trên 10,0 mmol/L.

5. Biến chứng

5.1. Biến chứng cấp tính

- Hôn mê nhiễm toan ceton:

- Hạ glucose máuHôn mê tăng glucose máu không nhiễm toan ceton

- Hôn mê nhiễm toan lactic

- Các bệnh nhiễm trùng cấp tính.

5.2. Biến chứng mạn tính

Thường được chia ra bệnh mạch máu lớn và mạch máu nhỏ hoặc theo cơ quan bị tổn thương:

- Bệnh mạch máu lớn: Xơ vữa mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim, hội chứngmạch vành cấp, xơ vữa mạch não gây đột quỵ, xơ vữa động mạch ngoại vi gây tắc mạch.

- Bệnh mạch máu nhỏ: Bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh thận đái tháo đường, bệnh thần kinh đái tháo đường (Bệnh lý thần kinh cảm giác - vận động, thần kinh tự động). Phối hợp bệnh lý thần kinh và mạch máu: Loét bàn chân đái tháo đường.

6. Chẩn đoán sớm bệnh ĐTĐ typ 2

6.1. Đối tượng có yếu tố nguy cơ để sàng lọc bệnh đái tháo đường typ 2

- Tuổi trên 45.

- BMI trên 23.

- Huyết áp tâm thu ≥ 140 và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg.

- Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh,chị em ruột, con ruột bị mắc bệnh đái tháo đường typ 2).

- Tiền sử được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa, tiền đái tháo đường.

- Phụ nữ có tiền sử thai sản đặc biệt (đái tháo đường thai kỳ, sinh con to-nặngtrên 4000 gam, xảy thai tự nhiên nhiều lần, thai chết lưu…)

- Người có rối loạn lipid máu; đặc biệt khi HDL-c dưới 0,9 mmol/l và Triglycridtrên 2,2 mmol/l.

6.2. Các bước tiến hành chẩn đoán bệnh

- Bước 1: Sàng lọc bằng câu hỏi, chọn ra các yếu tố nguy cơ.

- Bước 2: Chẩn đoán xác định theo các tiêu chuẩn WHO, IDF-2012.

Trình tự tiến hành: WHO-2011.

7. Điều trị

7.1. Nguyên tắc chung

7.1.1. Mục đích

- Duy trì lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như mức độ sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng, nhằm giảm các biến chứng có liên quan, giảm tỷ lệ tử vong do đái tháo đường.

- Giảm cân nặng (với người béo) hoặc không tăng cân (với người không béo).

7.1.2.Nguyên tắc

- Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba điều trị bệnh đái tháo đường.

- Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì số đo huyết áp 

- Khi cần phải dùng insulin (ví dụ trong các đợt cấp của bệnh mạn tính, bệnh nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật...).hợp lý, phòng, chống các rối loạn đông máu...

7.2. Mục tiêu điều trị

Mục tiêu điều trị

Chỉ sốĐơn vịTốtChấp nhậnKém

G máu đói

G máu sau ăn

mmol/l

4.4 - 6.1

4.4 - 7.8

≤6.5

≤9.0

> 7.0

> 9.0

HbA1c%≤ 7.07.0 - ≤ 7.5> 7.5


- Mức HbA1c được điều chỉnh theo thực tế lâm sàng của từng đối tượng. Như vậy, sẽ có những người cần giữ HbA1c ở mức 6,5% (người bệnh trẻ, mới chẩn đoán đái tháo đường, chưa có biến chứng mạn tính, không có bệnh đi kèm); nhưng cũng có những đối tượng chỉ cần ở mức 7,5% (người bệnh lớn tuổi, bị bệnh đái tháo đường đã lâu, có biến chứng mạn tính, có nhiều bệnh đi kèm).

- Hiện nay hầu hết các hiệp hội chuyên khoa đã thay đổi mức mục tiêu: Huyết áp <140/80 mmHg khi không có bệnh thận đái tháo đường và <130/80 mmHg cho người có bệnh thận đái tháo đường.

 - Người có tổn thương tim mạch, LDL-c nên dưới 1,7 mmol/ (dưới 70 mg/dl). 

7.3. Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị

Mục tiêu điều trị: phải nhanh chóng đưa lượng glucose máu về mức tốt nhất, đạt mục tiêu đưa  HbA1c về dưới 7,0% trong vòng 3 tháng. Có thể xem xét dùng thuốcphối hợp sớm trong cáctrường hợp glucose huyết tăng cao, ví dụ:

- Nếu HbA1c > 9,0% mà mức glucose huyết tương lúc đói > 13,0 mmol/l có thể cân nhắc dùng hai loại thuốc viên hạ glucose máu phối hợp.

- Nếu HbA1C > 9,0% mà mức glucose máu lúc đói > 15,0 mmol/l có thể xét chỉđịnh dùng ngay insulin.

- Bên cạnh điều chỉnh glucose máu, phải đồng thời lưu ý cân bằng các thànhphần lipid máu, các thông số về đông máu, duy trì số đo huyết áp theo mục tiêu…

- Theo dõi, đánh giá tình trạng kiểm soát mức glucose trong máu bao gồm:glucose máu lúc đói, glucose máu sau ăn, và HbA1c – được đo từ 3 tháng/lần. Nếuglucose huyết ổn định tốt có thể đo HbA1c mỗi 6 tháng một lần.

- Thầy thuốc phải nắm vững cách sử dụng các thuốc hạ glucose máu bằng đườnguống, sử dụng insulin, cách phối hợp thuốc trong điều trị và những lưu ý đặc biệt về tìnhtrạng người bệnh khiđiều trị bệnh đái tháo đường.

- Đối với các cơ sở y tế không thực hiện xét nghiệm HbA1c, có thể đánh giá theo mức glucose huyết tương trung bình (Xem phụ lục 3: Mối liên quan giữa glucose huyết tương trung bình và HbA1c), hoặc theo dõi hiệu quả điều trị bằng glucose máu lúc đói, glucose máu 2 giờ sau ăn.

8. Phòng bệnh

Nội dung phòng bệnh đái tháo đường bao gồm: phòng để không bị bệnh khi người ta có nguy cơ mắc bệnh, phòng để bệnh không tiến triển nhanh và phòng để giảm thiểu tối đa các biến chứng của bệnh nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Ý nghĩa của việc phòng bệnh trong đái tháo đường không kém phần quan trọng so với việc điều trị bệnh vì nó cũng là một phần của điều trị.

- Phòng bệnh cấp 1: Sàng lọc để tìm ra nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao; can thiệp tích cực nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cộng đồng.

- Phòng bệnh cấp 2: với người đã bị mắc bệnh đái tháo đường; nhằm làm chậm xảy ra các biến chứng; làm giảm giảm mức độ nặng của biến chứng. Nâng cao chất lượng sống cho người mắc bệnh.

Nguồn: Bài giảng dược khoa - Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng.

Tiểu đường hoàn Difoco một loại thuốc được bào chế từ công thức gia truyền qua nhiều đời có thành phần hoàn toàn 100% từ thảo dược thiên nhiên được trồng ở vùng cao nguyên chuyên dùng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2 hiệu quả.

tiểu đường hoàn difoco

Hướng dẫn mua hàng, thanh toán và giao nhận
Chính sách bảo mật thông tin
Nguyên nhân gây lượng nước tiểu khác thường ở người cao tuổi
Tiểu ra máu ở người cao tuổi
Bệnh run tay